Là một hoạt động khá mới, song truy xuất nguồn gốc nông sản đã và đang được triển khai nhanh chóng và phổ biến khắp cả nước. Bởi những giải pháp và tiện ích mà nó mang lại là rất lớn không chỉ đối với người tiêu dùng, doanh nghiệp sản xuất mà còn là một trong những giải pháp giúp nông sản Việt “định vị” được tên tuổi trước sức ép hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay.
1. Thị trường nông nghiệp tiềm năng
Việc hội nhập quốc tế sâu rộng và việc tham gia các hiệp định thương mại quốc tế, các FTAs giúp Việt Nam phát huy được lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị trường, tăng khối lượng xuất khẩu.
Kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới. Cụ thể: Tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2013-2017 đạt 157,07 tỷ USD, bình quân đạt 31,5 tỷ USD/năm; tính riêng 6 tháng đầu năm 2018 đạt 19,4 tỷ USD, tăng 12,0% so với cùng kỳ năm 2017. Nông sản Việt Nam hiện có mặt trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, EU… Xuất khẩu nông sản Việt Nam đứng thứ 2 Đông Nam Á và đứng thứ 13 thế giới. Năng lực cạnh tranh và vị thế của nông nghiệp Việt Nam ngày càng được nâng cao
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), truy xuất nguồn gốc đang là yêu cầu phổ biến đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông sản, thực phẩm. Bởi sự quan tâm của người tiêu dùng không chỉ giới hạn ở chất lượng hay mẫu mã mà còn bao gồm cả các thông tin liên quan đến quá trình tạo ra sản phẩm và đưa sản phẩm đến khách hàng cuối cùng, đặc biệt với những sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khoẻ
2. Vai trò ứng dụng công nghệ trong việc truy xuất nguồn gốc nông sản trước sức ép hội nhập kinh tế quốc tế
Ứng dụng công nghệ trong việc truy xuất nguồn gốc nông sản đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển nông nghiệp đặc biệt trong bối cảnh trước sức ép hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, điều kiện xuất khẩu nông sản sang các thị trường tiên tiến như Nhật Bản, Australia, Hoa Kỳ…yêu cầu ngày càng khắt khe hơn về chất lượng, nguồn gốc sản phẩm.
Truy xuất nguồn gốc nông sản, giúp kiểm soát được thông tin của sản phẩm và tránh bị giả mạo thương hiệu. Đảm bảo việc rõ ràng nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo tính cam kết về sự minh bạch cũng như chịu trách nhiệm về thông tin của đơn vị sản xuất công bố trên nội dung mã truy xuất nguồn gốc.
Bên cạnh đó, các thông tin về truy xuất nguồn gốc nông sản sẽ giúp xóa đi định kiến của người tiêu dùng trong nước và quốc tế về dòng sản phẩm Việt Nam có chất lượng chưa cao hay chưa tiếp cận các tiêu chuẩn quốc tế.
Mặt khác, truy xuất nguồn gốc nông sản sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm nông sản Việt trước sức ép hội nhập kinh tế quốc tế, là điều cần thiết và xu thế chung của thế giới. Khi áp dụng truy xuất nguồn gốc vào hàng hóa xuất khẩu, chúng ta cũng đã tiến thêm một bước trong việc hội nhập sâu vào chuỗi giá trị chung. trong bối cảnh trước sức ép hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay.
Việc truy xuất nguồn gốc hàng nông sản xuất khẩu, đặc biệt khi muốn xuất khẩu đến các thị trường tiên tiến như Nhật Bản, Australia, Hoa Kỳ… đang là việc đương nhiên khi khách hàng yêu cầu ngày càng nhiều. Việc truy xuất nguồn gốc cũng giúp sản phẩm nông sản Việt mang tính minh bạch, rõ ràng hơn, giúp bạn hàng tin tưởng nguồn gốc, chất lượng sản phẩm, từ đó nâng cao uy tín và kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp.
3. Ứng dụng công nghệ trong truy xuất nguồn gốc nông sản: chìa khóa đưa nền nông nghiệp Việt vươn xa
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường: Khoa học công nghệ được coi là giải pháp đột phá để phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp có giá trị gia tăng cao.
Là một hoạt động khá mới, song truy xuất nguồn gốc nông sản đã và đang được triển khai nhanh chóng và phổ biến khắp cả nước. Bởi những giải pháp và tiện ích mà nó mang lại là rất lớn không chỉ đối với người tiêu dùng, doanh nghiệp sản xuất mà còn là một trong những giải pháp giúp nông sản Việt “định vị” được tên tuổi trước sức ép hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay.
Mô hình sản xuất rau củ quả sạch của hợp tác xã tỉnh Hưng Yên ứng dụng truy xuất hàng hóa theo tiêu chuẩn đầu ra thị trường
Việc triển khai truy xuất nguồn gốc chuỗi nông sản, nhiều tỉnh ở nước ta đã xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ “QRcode” cho sản phẩm nông sản và thu được kết quả ngoài mong đợi. Những sản phẩm mà ứng dụng truy xuất nguồn gốc nông sản được tiêu thụ ra thị trường nhanh hơn và mức giá bán cao hơn so với những sản phẩm không áp dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc.
Ví dụ điển hình như ở TP.HCM, lợn phải đeo vòng truy xuất mới được vào thành phố tiêu thụ. Hay xoài cát Chu của Hợp tác xã (HTX) Mỹ Xương – HTX có tên tuổi tại Đồng Tháp; dù xoài đã được dán tem chứng nhận trên từng trái nhưng tình trạng xoài Cát Chu giả xuất hiện lan tràn trên thị trường ra đời bởi công nghệ làm giả tem chống giả. Điều đó đã làm ảnh hưởng đến thương hiệu xoài của HTX Mỹ Xương sản xuất và tâm lý mua hàng người tiêu dùng.
Tuy nhiên, với việc ứng dụng công nghệ trong việc truy xuất nguồn gốc, mọi việc đã thay đổi. Giờ đây khi cầm trên tay quả xoài của HTX Mỹ Xương – Đồng Tháp có gắn QR Code, người tiêu dùng có thể biết được quá trình sản xuất, phân phối, cách sử dụng, bảo quản của sản phẩm,…Liên tục gần 1 tháng sau khi áp dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc, xoài cứ ra là hết – ra là hết – xoài không đủ cung cấp cho các đại lý.
Chỉ bằng chiếc điện thoại thông minh và mất khoảng 2s cho việc quét mã QR code người tiêu dùng có thể biết thông tin đầy đủ về sản phẩm như cơ sở sản xuất, giấy chứng nhận, quy trình sản xuất,..
Ứng dụng SmartCheck ra đời dẫn đầu trong ngành công nghệ mã hoá hiện nay, ngoài việc quét mã vạch, QRcode, SmartCheck còn tích hợp hệ thống tích điểm, hệ thống trúng thưởng nhằm cung cấp cho doanh nghiệp các công cụ marketing hiệu quả. Qua ứng dụng, người tiêu dùng có thể nhận diện chính xác hàng thật, hàng giả trước khi mua hàng.
Hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử với các tính năng vượt trội như cung cấp dữ liệu một cách nhanh chóng và rõ ràng; cung cấp đầy đủ thông tin về đường đi của sản phẩm, từ quá trình sản xuất, nhập vào kho bãi, khi thông quan qua cửa khẩu, tới khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Khác với các phương pháp truy xuất thông thường Smartcheck được xây dựng theo chuẩn mực quốc tế, dễ sử dụng với mọi đối tượng: người sản xuất nguyên liệu, nhà chế biến thực phẩm, nhà nhập khẩu, người tiêu dùng. Doanh nghiệp khi tham gia vào hệ thống sẽ được cấp tài khoản và mật khẩu riêng. Tại đây, doanh nghiệp có thể tùy chọn mẫu báo cáo truy xuất dành cho thị trường phù hợp của mình, phân quyền người dùng trong nội bộ đưa thông tin và quyền truy cập xem thông tin cho các khách hàng của mình. Mỗi sản phẩm sẽ được dán những con tem truy xuất nguồn gốc điện tử Smartcheck riêng biệt.
Anh Sơn – Cầu Giấy/Hà Nội đang truy xuất nguồn gốc rau củ quả qua ứng dụng Smartcheck
Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng lớn về phát triển nông nghiệp và xuất khẩu nông sản ra thế giới tuy nhiên trong vấn đề truy xuất nguồn gốc nông sản, mặc dù Việt Nam đã có bước đầu có khuôn khổ pháp lý nhưng việc thực thi các quy định và đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong việc truy xuất nguồn gốc đáp ứng các rào cản kỹ thuật của thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU còn nhiều hạn chế.
Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp và người tiêu dùng vẫn chưa hiểu hết ý nghĩa và bản chất của truy xuất nguồn gốc nông sản. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn gặp nhiều khó khăn trong nghiên cứu, xây dựng triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc cho từng sản phẩm, nhóm sản phẩm ngành hàng cụ thể.
Tóm lại, để nông sản được mở rộng thị trường nhiều hơn nữa, việc truy xuất nguồn gốc trở thành con đường tất yếu, là chìa khóa đưa nông nghiệp Việt vươn xa, nó như một lời cam kết về chất lượng nông sản Việt với thế giới. Với quyết tâm đổi mới, bên cạnh sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước, Việt Nam còn xuất khẩu lượng lớn nông sản, với mục tiêu vươn lên tốp 5 quốc gia xuất khẩu hàng đầu trên thế giới. Một số mặt hàng nông sản điển hình như gạo, cà phê, tiêu đen, hạt điều… được ưa chuộng tại nhiều quốc gia và gắn liền với tiên tuổi Việt trên trường quốc tế.
Nguyễn Lộc