Hiện nay, hầu hết ngành hàng đều bị làm giả, hàng nhái từ cao cấp đến bình dân và hơn hết là trình độ làm giả, làm nhái của các đối tượng ngày càng trở nên tinh vi, phức tạp. Hệ lụy tiêu cực mà nó mang lại cho xã hội là không nhỏ. Vậy cần có những giải pháp gì nhằm hạn chế vấn đề này. Đây chính là nội dung cơ bản mà tác giả trao đổi trong bài viết “Ứng dụng công nghệ 4.0 trong giải pháp nâng cao hiệu quả chống hàng giả bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp”
1. Hàng giả, hàng nhái đang có xu hướng gia tăng
Ông Lê Thế Bảo, Chủ tịch VATAP_ Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam nhận định ngành kinh doanh hàng giả đang bùng nổ trên toàn cầu. Hiện đã có tới trên 30 ngành hàng ở Việt Nam bị làm giả. Hàng giả, hàng nhái khá đa dạng về mẫu mã, phong phú về chủng loại và linh hoạt về giá cả. Nguy hiểm hơn, hàng giả đang chuyển dịch từ các sản phẩm thời trang sang những mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng như dược phẩm, thực phẩm.
Theo số liệu thống kê của Văn phòng Ban chỉ đạo 389 quốc gia, năm 2017 và 9 tháng năm 2018 lực lượng QLTT đã phát hiện 34.733 vụ vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính trên 121,3 tỷ đồng, trị giá vi phạm hơn 907 tỷ đồng. Trong đó hàng hóa giả về chất lượng, công dụng 458 vụ vi phạm; hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, bao bì 6.154 vụ; 69 vụ về tem, nhãn, bao bì, hàng hóa giả; 1.064 vụ vi phạm về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; 26.367 vụ vi phạm về nhãn hiệu hàng hóa.
Mặc dù, công tác chống hàng giả, buôn lậu đạt được kết quả tích cực nhưng kết quả công tác còn chưa tương xứng với tình hình thực tế, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đang diễn ra hết sức phức tạp. Những tồn tại này gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, đe dọa sức khỏe cộng đồng, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội…
2. Giải pháp nâng cao hiệu quả chống hàng giả, hàng nhái bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp
Cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp khá khó khăn, phức tạp, khó có thể thực hiện trong “một sớm, một chiều” Vì vậy, đòi hỏi sự nỗ lực của các ngành, các cấp, các lực lượng chức năng, người tiêu dùng và toàn xã hội.
2.1. Giải pháp 1: Ứng dụng công nghệ 4.0 trong công cuộc chống hàng giả bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp
“Áp dụng khoa học công nghệ vào công tác chống giả sẽ giúp các cơ quan chức năng giảm tải được khối lượng công việc và tiết kiệm hơn thời gian, công sức điều tra. Ngay cả các doanh nghiệp cũng có thể chống hàng giả hiệu quả hơn bằng cách này” – bà Trần Thanh Hảo, Giám đốc Công ty Cổ phần Giải pháp Chống giả An Hà chia sẻ.
Đúng vậy, trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, nếu không hiện đại hóa công nghệ chống hàng giả thì sẽ không thể kiểm soát và ngăn chặn các thủ đoạn ngày càng tinh vi của những kênh phân phối hàng giả, hàng nhái.
Hiện nay, tem chống giả đang là một giải pháp tối ưu cho vấn đề này được nhiều doanh nghiệp áp dụng và đạt hiệu quả cao. Như tem decal vỡ của Trung tâm in Bộ Công An sử dụng công nghệ in UV sẽ cho hiện lên các lớp thông tin chìm của khách hàng trên bề mặt tem khi soi dưới đèn tia cực tím và được in trên chất liệu chống bóc nhằm ngăn chặn các nỗ lực tái sử dụng lại tem; và tem xác thực điện tử sử dụng công nghệ quét mã vạch để xác thực hàng thật hàng giả với mã được sinh ngẫu nhiên không trùng lặp, chỉ sử dụng để kiểm tra một lần duy nhất hiện có mặt trên khắp cả nước đã và đang được sự tin tưởng của người tiêu dùng.
Tem chống hàng giả sử dụng Smartcheck
- Ứng dụng công nghệ thông tin chăm sóc khách hàng, kiểm soát các kênh phân phối, truy xuất nguồn gốc hàng hóa, tránh tiếp tay cho hàng giả.
- Tem chống giả của Bộ Công An
- Tem xác thực điện tử Bộ Công An
- Tem chống giả Decal vỡ kết hợp sử dụng công nghệ phát quang và công nghệ nhiệt
- Tem chống giả Hologram (tem ánh hoặc tem 7 màu)
- Tem chống giả Decal vỡ kết hợp sử dụng công nghệ phát quang và công nghệ phản quang
- Giải pháp xác thực điện tử
Thấu hiểu người tiêu dùng và doanh nghiệp trong vấn đề bảo vệ thương hiệu, tại buổi phỏng vấn của VTC1 về chống hàng giả, hàng nhái bà Trần Thanh Hảo Giám đốc Công ty Cổ phần Giải pháp Chống giả An Hà chia sẻ để bắt kịp với công nghệ 4.0 công ty đã nghiên cứu và cho ra đời phần mềm Smartcheck là hệ thống xác thực điện tử hàng chính hãng và truy xuất nguồn gốc hàng hóa.
Bà Trần Thanh Hảo Giám đốc Công ty Cổ phần Giải pháp Chống giả An Hà trong buổi phỏng vấn của VTC1
Hệ thống SmartCheck được phát triển dựa trên nền tảng công nghệ nhận diện hình ảnh và xác thực bảo mật, cho phép truy xuất các thông tin được mã hóa trên các mã Qrcode trên từng con tem chống hàng giả.
Phần mềm SmartCheck có khả năng chạy trên các ứng dụng phổ biến như IOS, Android và Windows Mobile và được cập nhật thường xuyên nhằm đưa đến khách hàng nhiều trải nghiệm mới.
Chức năng chính của hệ thống là quét để kiểm tra hàng giả hàng thật, kích hoạt bảo hành và tích lũy điểm thưởng cũng như quét trúng thưởng (do doanh nghiệp tự cài đặt).
Ngoài ra hệ thống còn kết nối với các phần mềm quản lý khách hàng CRM phục vụ cho việc chăm sóc khách hàng một cách thuận tiện nhất.
2.2. Giải pháp 2: Hãy là người tiêu dùng thông thái, luôn nâng cao tinh thần cảnh giác khi mua hàng, đấu tranh “tẩy chay”hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Ở góc độ người tiêu dùng, cần nêu cao tinh thần cảnh giác khi mua hàng và phải nhận thức rõ nhiệm vụ của mình trong việc chống hàng giả, hàng nhái; đấu tranh “tẩy chay” hàng kém chất lượng. Điều này không chỉ bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng mà còn góp phần đem lại nền sản xuất hàng hóa chất lượng, đẩy lùi vấn nạn hàng giả.
2.3. Giải pháp 3: Doanh nghiệp cần nhận thức đúng đắn trong việc bảo vệ thương hiệu, lợi ích của người tiêu dùng.
Để đạt hiệu quả cao trong việc chống hàng giả hàng nhái, cần có sự chung tay vào cuộc của người tiêu dùng và các doanh nghiệp trong việc chủ động phối hợp phát hiện và xử lý. Cần có sự thay đổi cơ bản trong cách xây dựng và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp. Chỉ khi doanh nghiệp thật sự đặt quyền lợi của khách hàng lên trên hết, đặt uy tín và hình ảnh của mình làm trọng tâm, chắc chắn doanh nghiệp sẽ tích cực hơn trong phối hợp với cơ quan chức năng, chống lại hàng giả hàng nhái.
2.4. Giải pháp 4: Đối với các cơ quan chức năng kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm hàng giả, hàng nhái, xâm phạm sở hữu trí tuệ.
Cần sớm kiện toàn bộ máy, quy chế hoạt động, thống nhất nâng cao năng lực, đầu tư trang thiết bị cho lực lượng chức năng từ trung ương tới địa phương; kiên quyết xử lý nghiêm các cán bộ trong lực lượng chức năng có hành vi tiếp tay, bảo kê cho hoạt động buôn lậu, buôn bán, vận chuyển hàng giả hàng nhái, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu.
Kết hợp chặt chẽ với các hiệp hội các doanh nghiệp, các cơ quan truyền thông và người tiêu dùng để công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng nhái, xâm phạm sở hữu trí tuệ ngày càng hiệu quả, kịp thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Hiện tại, còn nhiều việc cần làm trong bối cảnh hàng giả đang có diễn biến rất phức tạp, trong khi đó, ý thức chống hàng giả vẫn còn hạn chế, khâu kiểm soát mới chỉ ở phần ngọn (bán lẻ) mà chưa kiểm soát chặt chẽ từ biên giới. Việc tổ chức chống hàng giả cần phải chặt chẽ, phối hợp các lực lượng, trong đó mấu chốt là yếu tố con người.
Tóm lại, cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp khá khó khăn, phức tạp, khó có thể thực hiện trong “một sớm, một chiều” là công việc không chỉ của riêng một tổ chức hay cá nhân mà phải là công việc của toàn xã hội mà trước hết doanh nghiệp cần bảo vệ chính mình, người tiêu dùng cần thông thái hơn trong đánh giá và lựa chọn sản phẩm.
Với những giải pháp trên đặc biệt là ứng dụng công nghệ 4.0 trong việc chống giả sẽ phần nào giúp cho cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng đạt hiệu quả cao hơn; thúc đẩy sản xuất phát triển, thu hút đầu tư, bảo vệ người tiêu dùng và nhà sản xuất kinh doanh chân chính; từng bước tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh và bình đẳng.
Nguyễn Lộc